chi tiết tin

Tác hại, Nguy Cơ Của Muỗi Và Các Loại Côn Trùng Khác

Việt Nam là nước có khí hậu 4 mùa, thay đổi thường xuyên, tạo điều kiện cho các loại côn trùng phát triển sinh sôi. Đặc biệt là tại các thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi liên tục, nóng lạnh thất thường, các điều kiện về khí hậu đã trở thành một môi trường sống lý tưởng cửa muỗi,ruồi,  côn trùng...
 
Muỗi nói riêng, các loại côn trùng khác nói chung là véc-tơ truyền nhiễm, lây lan các dịch bệnh nguy hiểm cho con người như sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng, giun chỉ, bạch huyết, viêm não Nhật Bản, da phơi nhiễm...




 
Muỗi là tác nhân lan truyền bệnh từ người này sang người khác. Muỗi cái hút máu người và động vật bị bệnh sẽ mang theo virút và ký sinh truyền cho những người và động vật khác bị chúng chích thông qua nước bọt và chất chống đông máu chúng tiêm vào nạn nhân trước khi hút máu.
 
Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt vang và một số bệnh do các loại virus khác là muỗi vằn ( Tên Khoa Học của nó là Aedes Aegypti). Môi trường sống thích hợp cua muoi này là ở những vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Chúng thường trú ngụ, sinh sản ở gần nhà. Trở thành kẻ tấn công đốt máu người vào buổi sáng hoặc chiều tối.
 
Còn bệnh Sốt rét là do muỗi đòn xóc gây ra, nó có tên Khoa học là Anopheles. Ở Việt Nam có 3 loại truyền Sốt rét là Anopheles dirut, Anopheles sundaiais và Anopheles. Chúng thường trú đậu trên tường, mái, vách, gầm, gập, vật treo... trong  nhà, hốc cây, hố đất, lùn bụi... ở ngoài nhà. Chúng thường chích đốt máu người suốt đêm, đỉnh cao là từ 8h tối đến 3 giờ sáng.
 
Người ta ước tính muỗi đã lan truyền bệnh cho khoảng 70 triệu người hàng năm ở châu Phi, Nam Phi, trung Phi, Mexico và phần lớn châu Á gây ra cái chết cho hàng triệu người. Ở châu Âu, Nga, Greenland, Canada, Mỹ, Uc, New Zealand, Nhật và những nước phát triển khác, việc muỗi chích không còn là vấn đề lớn nhưng vẫn gây một vài trường hợp chết người hàng năm. Lịch sử ghi nhận, trước khi việc lan truyền bệnh của muỗi được kiểm soát, muỗi gây ra hàng triệu cái chết trên khắp các châu lục và hàng triệu ca lây nhiễm. Người ta cũng chứng minh được rằng muỗi là trung gian lây truyền bệnh sốt vàng da và bệnh sốt rét từ người sang người đầu tiên ở Cuba sau đó lan sang kênh đào Panama vào đầu thập niên 1900. Hiện nay, nhiều loại bệnh cũng được lan truyền qua muỗi. Muỗi Anopheles mang ký sinh trùng sốt rét. Trên thế giới, bệnh sốt rét hiện dẫn đầu trong số ca tử vong, nhất là đối với trẻ em dưới 5 tuổi, với khoảng 5,3 triệu người chết mỗi năm. Hầu hết các loài muỗi đều mang ký sinh trùng giun chỉ, loại ký sinh trùng gây nên biến dạng trên cơ thể (phổ biến là bệnh chân voi) thông qua việc gây sưng phồng lớn một vài bộ phận trên cơ thể. Trên thế giới có khoảng 40 triệu người đang sống tàn phế do ký sinh trùng giun chỉ gây ra. Các bệnh do virút gây ra như sốt vàng da và dịch hạch được lan truyền chủ yếu bởi loài muỗi Aedes aegypti.
 

Gián thuộc bộ cánh, tên khoa học (Cockroach), có khoảng 3.500 loài thuộc 6 họ phân bổ trên toàn thế giới. Chúng là loài ăn chất thải, bẩn, ôi thiu, thường trú ngụ trong thùng rác, gậm, tủ chạn bếp, cống rãnh…Chúng có mùi hôi rất khó chịu, là vecto truyền bệnh đường ruột như ỉa chảy, kiết lỵ, thương hàn, tả…
 

 
Ruồi có hai nhóm chính là ruồi hút máu và ruồi liếm thức ăn. Ruồi nhà gồm Musca domestica và Musca vicina thuộc nhóm liếm thức ăn. Chúng là loài ăn chất thải của người, động vật mang mầm bệnh như đờm, dãi, phân, tổ chức hoại tử…Chúng thường trú ngụ nơi khuất gió như sàn, tường, trần, dây, lùm bụi…Chúng là vecto truyền bệnh đường ruột như lỵ trực trùng, lỵ amít, thương hàn, tả, giun đũa, tóc, sán lợn, mắt hột, nhiễm khuẩn mắt, giun mắt Thelazia…

Để phòng tránh tác hại của muỗi và các loại côn trùng khác kể trên, chúng ta cần lắp đặt các loại hệ thống cửa lưới chống muỗi hay các tên gọi khác như cửa muỗi, cửa lưới xếp, cửa chống muỗi, lưới chống muỗi cho ngôi nhà của bạn. Bất kể bạn đã xây nhà từ lâu hay vừa xây. Hệ thống lưới chống muỗi luôn được lắp đặt phù hợp.
 

các công trình đã thi công