chi tiết tin

Mở ra hướng nghiên cứu khoa học mới từ hóa thạch muỗi

Trong bản hóa thạch này, một con muỗi đang hút máu từ vật chủ là một cá thể chim hay động vật có vú nhưng không may bị rơi vào hồ nước. Bản hóa thạch trên được tìm thấy trong một phiến đất sét , loại đất sét này chỉ được tìm thấy trong các lớp trầm tích lắng đọng trong hồ nước.
Không như những loài côn trùng khác, hóa thạch của chúng được tìm thấy trong các lớp hổ phách hay nhựa cây khô, hóa thạch muỗi được tìm thấy trong đất sét vì thế không được bảo quản tốt bằng hóa thạch của các loài côn trùng khác.

Hóa thạch muỗi 46 triệu năm
Một điểm đặc biệt của hóa thạch loài muỗi này khiến con người quan tâm là chúng không như các hóa thạch công trùng khác, chúng không tự phân hủy ngay sao khi chết và được hóa thạch và có thời gian tồn tại khá lâu, trong một môi trường khắc nghiệt.
Quá trình nghiên cứu  hóa thạch cho thấy một hợp chất gồm sắt, hemoglobin và một protein phức hợp  chứa sắt nằm trong bụng của hóa thạch muỗi này. Đây là hợp chất có thể giúp lưu giữ và phóng thích oxy trong cơ thể động vật. Một phát hiện mới được đưa ra đó là hợp chất porphyrin, loại hợp chất thường thấy trong các phân tử AND lại được tìm thấy trong hóa thạch này- Những phân tử lớn như AND thường không thể có trong các hóa thạch.

Loài muỗi hút máu người
Phát hiện trên đã mang lại những nghiên cứu mới cho giới y học về sự tồn  tại của các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật sống, mở ra hướng nghiên cứu mới cho các động vật đã chết từ lâu.
 

các công trình đã thi công