chi tiết tin

Những Lợi Ích Của Loài Muỗi Mang Lại

Chúng ta thường nghĩ muỗi là loài côn trùng gây hại, cần phải tiêu diệt. Bởi những tác hại, nguy cơ của muỗi đã được nhìn nhận trong thực tế. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt và loài muỗi cũng không ngoại lệ.
Một điều chắc chắn là vết cắn của chúng sẽ khiến bạn ngứa điên lên, đó là còn chưa kể tiếng vo ve rất khó chịu khi bạn bắt đầu thiu thiu ngủ. Đó chỉ là những tội trạng nhỏ xíu nếu đem so sánh với các đại dịch như sốt rét, tiêu chảy…do muỗi gây ra (mà thủ phạm chính là muỗi cái). Tuy nhiên, một số lại cám ơn chúng vì nhờ có sự hiện diện của chúng trong các khu rừng mưa nhiệt đới mà con người chùn tay khi có ý định tàn phá các khu rừng này, nhờ đó mà hệ sinh thái ở đây được phần nào bảo tồn.
Ngoài ra, muỗi cũng như một số loại côn trùng nhỏ sống quanh các vùng nước ngọt hóa ra lại là những nhà giám sát chất lượng nước nghiêm khắc và tuyệt vời. Khi muốn kiểm tra chất lượng một nguồn nước, các nhà khoa học sẽ lấy mẫu nước ở vùng đó để xem có các sinh vật phù du trong đó không (bao gồm ấu trùng muỗi, và các loài khác). Vì chúng rất nhạy cảm với dù chỉ một sự ô nhiễm nhỏ, nên nếu tìm thấy sự có mặt của chúng cũng có nghĩa là nguồn nước ấy an toàn.
Thành công ban đầu từ những cuộc thử nghiệm trên muỗi biến đổi gen đã đặt ra kì vọng biến chúng thành liều thuốc đặc trị căn bệnh phổ biến nhất châu Á và châu Mỹ Latinh hiện nay – bệnh sốt xuất huyết. Sự lạc quan dường như cũng thể hiện rõ ở nhiều nhà khoa học, nhưng xác suất chưa trọn vẹn của phương án này cũng đặt ra không ít lo ngại.
kế hoạch thả thử nghiệm muỗi biến đổi gen vào môi trường, nhằm đối phó với đại dịch sốt xuất huyết. Đã được Viện nghiên cứu y học Malaysia thực hiện bằng cách thả hàng nghìn muỗi đực biến đổi gen để chúng giao phối với muỗi cái bình thường, tạo ra loại muỗi có tuổi đời ngắn hơn và không có khả năng truyền bệnh.
Việt Nam cũng muốn thử nghiệm muỗi chuyển gen. Theo PGS.TS Vũ Sinh Nam, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, sau thành công trong việc nuôi muỗi biến đổi gen mang vi khuẩn ruồi giấm Wolbachia, Việt Nam cũng sẽ thử nghiệm thả chúng tại đảo Trí Nguyên, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào năm 2011.
Ý tưởng nghiên cứu loại muỗi này dựa trên hoạt động giao phối của bản thân loài muỗi. Muỗi chuyển gen được bổ sung hai đặc điểm mới so với loại muỗi thường là chúng chứa gen phát huỳnh quang và gen gây chết có điều kiện (còn gọi là gen làm giảm sức đề kháng). Đặc điểm phát huỳnh quang hoạt động như một dấu hiệu để nhận diện muỗi biến đổi gen trong khi gen gây chết sẽ làm muỗi và các ấu trùng chết trong những điều kiện nhất định. Khi muỗi biến đổi gen đực giao phối với muỗi cái trong tự nhiên, gen gây chết sẽ được truyền lại cho thế hệ con cháu và các ấu trùng, kết quả là chúng sẽ chết trong điều kiện thiếu vắng kháng sinh tetracyline.
tháng 5 đến tháng 10 năm 2010, các nhà khoa học của Oxitec đã thả ba đợt muỗi biến đổi gen chủng OX513A Aedes aegypti trên diện tích 16 ha tại quần đảo Cayman thuộc Anh. Lượng muỗi nơi đây đã giảm 80% so với các khu vực lân cận chỉ trong vòng 6 tháng. Nếu được áp dụng phổ biến, phương án được xem là triển vọng này có thể giúp ngăn chặn đáng kể dịch sốt xuất huyết trên toàn cầu.
Sở dĩ “công nghệ” muỗi chuyển gen nhận được nhiều sự đồng tình là do việc sử dụng loại muỗi này - theo đánh giá của những người ủng hộ quan điểm muỗi chuyển gen - là an toàn và thân thiện hơn nhiều so với việc dùng hóa chất. Các nhà khoa học thậm chí còn dự tính sẽ tạo ra hàng loạt các thế hệ côn trùng, ong, sâu, ruồi mang “thương hiệu” biến đổi gen, nhằm chống lại những căn bệnh có tính chất đại dịch vốn lây lan qua côn trùng, đồng thời tạo điều kiện cho việc tăng năng suất cây trồng và các sản phẩm nông nghiệp, giúp ổn định an ninh lương thực.

Đặc biệt, cần trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến sự an toàn của cộng đồng cũng như môi trường sinh thái trước khi thử nghiệm muỗi chuyển gen ở bất cứ đâu - đây cũng là điều TWN và nhiều cá nhân, tổ chức khác tâm niệm.
 
Công ty cửa lưới Việt Thống

các công trình đã thi công