chi tiết tin

Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát mạnh. ( www.cuamuoi.com)

Theo điều tra của nhân viên công ty Cửa Lưới Việt Thống về tình hình phát triển của muỗi và dịch bệnh sốt xuất huyết, cho đến giữa tháng 6, dịch sốt xuất huyết đã có mặt tại 61/61 tỉnh thành với gần 9.300 người mắc bệnh (tăng gần 150% so với cùng kỳ), trong đó đã có 22 ca tử vong. Trước thực tế này, một câu hỏi lớn đã được đặt ra: Vì sao ngành y tế đã dự đoán được năm nay chính là thời điểm mùa dịch và cũng đã triển khai khá nhiều chương trình phòng chống... nhưng thực tế thì dịch sốt xuất huyết vẫn xảy ra và nặng nề hơn những năm trước?
 
Hiện nay, tại các tỉnh thành phía nam, miền tây, đặc biệt là TP.HCM và Tiền Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ được coi là điểm nóng của dịch sốt xuất huyết với hàng ngàn bệnh nhi đã bị nhiễm bệnh và phải nhập viện cấp cứu, trong đó có 3 trường hợp tử vong.
 
Các ca bệnh sốt xuất huyết đang nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.
 
Lý do ? Muỗi truyền bệnh ban ngày, người dân phòng... ban đêm
 
 Nhân viên công ty cửa muỗi Việt Thống có mặt tại Bệnh viện Nhi Đồng 1,  ghi nhận tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang có những ảnh hưởng xấu đến từng gia đình, từng con người với hàng chục ca đang phải nằm cấp cứu... Theo thống kê của Bệnh viện, hàng ngày Bệnh viện tiếp nhận khoảng 2.500 ca bệnh, trong đó gần 50% bệnh nhi có triệu chứng sốt. Riêng phòng khám sốt xuất huyết trung bình có khoảng 100 bệnh nhân/ngày. Số bệnh nhân nhập viện vì sốt xuất huyết xấp xỉ 1.200 ca/năm, trong đó độ I-II chiếm khoảng 65%, độ III và IV là 35%. Điều đáng lưu ý là số bệnh nhân từ các tỉnh chuyển lên tuy chỉ chiếm 35% nhưng lại có đến 80% các trường hợp bị sốc nặng; suy hô hấp và xuất huyết tiêu hóa, thậm chí không ít ca phải thở máy...
 
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, trung tâm Văn Hóa Quận  Bình Thạnh, TP.HCM - mẹ của một bệnh nhi đang nằm tại phòng cấp cứu ngày 28/6 cho biết: "Gia đình có nghe báo chí nói nhiều về căn bệnh này. Chúng tôi cũng đã phòng chống bệnh bằng nhiều cách như thường xuyên quét dọn nhà cửa, thau rửa những đồ vật chứa nước. Tối nào cũng đốt nhang trừ muỗi trước khi cho mấy đứa trẻ đi ngủ... Có lẽ nhà của tôi ở gần kênh rạch, muỗi phát triển nhiều, diệt không xuể nên vẫn gây bệnh cho cháu tôi?" Sau khi được nhân viên Việt Thống tư vấn, chồng tôi đã liên hệ để lắp đặt hệ thống cửa lưới chống muỗi cho nhà của mình. Sau khi cháu bé xuất viện, chúng tôi thật sự yên tâm hơn khi trở về nhà.
 
Còn chị Trần Thị Cẩm Linh ( mẹ Bé Tư )-  một bệnh nhi trú tại ở tỉnh Tiền Giang thì nói rằng: "Tối nào tui cũng giăng mùng cho tụi nhỏ ngủ. Vậy mà cũng mắc bệnh như thường...ông xã tôi bây giờ đã liên hệ Công ty Việt Thống để lắp đặt lưới chống muỗi rồi".
Bé Tư trong quá trình điều trị ( Ảnh : Cửa Muỗi Việt Thống )
Qua những câu trả lời tương tự như vậy, có thể thấy một điều, tuy bệnh sốt xuất huyết không còn xa lạ với người dân; nhưng vấn đề cốt lõi nhất, đáng chú ý nhất là việc phòng chống muỗi phải cần được chú trọng vào thời điểm ban ngày thì người dân lại chỉ chú trọng vào ban đêm... (!?).
 
Những "ẩn số" lớn chưa được giải quyết...
 
Với kinh nghiệm của một người chuyên hỗ trợ các tuyến tỉnh về cả điều trị lẫn chiến dịch phòng chống căn bệnh sốt xuất huyết trong hơn 10 năm qua, BS.Trần Tấn Trâm, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 nhận định: ""Bệnh sốt xuất huyết hiện nay tồn tại khá nhiều mâu thuẫn, đây là căn bệnh rất phổ biến nhưng vẫn còn quá nhiều vấn đề và nhiều ẩn số mà đáp số được lý giải cặn kẽ, cụ thể từ những công trình nghiên cứu khoa học thì lại quá ít. Trong đó, hai vấn đề cơ chế bệnh sinh và phòng chống dịch chính là những ẩn số lớn mà chúng ta chưa giải quyết được. Để giải quyết những ẩn số này, tôi thiết nghĩ phải đổi mới chiến lược huấn luyện và đổi mới giáo trình giảng dạy trong việc phòng chống.
 
Để hạn chế được những tử vong đáng tiếc trong chẩn đoán và điều trị bệnh đã đến lúc ta cần một giáo trình mới để huấn luyện chuyên môn, điều trị. Giáo trình mới sẽ được dựa trên phác đồ điều trị chuẩn mà Bộ Y tế đã ban hành song phải đi sâu hơn, cụ thể hơn ở từng trường hợp để thích hợp với cơ địa của từng bệnh nhân... mà muốn làm tốt điều này thì phải dựa trên lực lượng cán bộ, lao động cao cấp chuyên trách. Thế nhưng, hình như lực lượng này đang bị thiếu trầm trọng.
 
Ý kiến của Bộ Y tế:
Người dân cần có ý thức hơn
 
Dịch bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát theo chu kỳ 5 năm một lần. Năm 1998 dịch sốt xuất huyết đã bùng phát thành dịch lớn với hơn trăm nghìn người mắc bệnh. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2003 số người mắc bệnh sốt xuất huyết đã tăng vọt lên 150% so với cùng kỳ năm 2002. Khu vực dịch hoành hành nhiều nhất là các tỉnh khu vực phía nam, Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh miền Trung...
 
Việc gia tăng nhiều người mắc sốt xuất huyết trong những tháng qua còn do vấn đề môi trường sống ô nhiễm. Tình hình thời tiết năm nay cũng có những biến động thất thường. Nắng nóng kéo dài, mưa xong lại nóng dữ dội... cũng là nguy cơ làm bệnh gia tăng nhiều hơn. Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát thành dịch, Bộ Y tế khuyến cáo người dân khi có sốt phải đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị. Hầu hết những người tử vong do bệnh sốt xuất huyết đều do đến cơ sở y tế muộn. Sốt xuất huyết nội tạng là nguyên nhân gây tử vong rất cao. Bệnh sốt xuất huyết có thể phòng và điều trị có hiệu quả, do vậy người dân cần có ý thức hơn về căn bệnh này.
 

các công trình đã thi công